image banner
Di tích mộ Đỗ Tường Phong
Di tích mộ Đỗ Tường Phong ngụ tại ấp Bình Trị 1, xã Phú Ngãi Trị, Châu Thành -Long An.

Ông Đỗ Tường Phong - Người lãnh đạo cuộc  khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Pháp vào nửa cuối thế kỷ XIX trên địa bàn huyện Tân Thạnh (nay là huyện Châu Thành), là một người con quê hương Châu Thành với tinh thần yêu nước, bất khuất trước kẻ thù xâm lược, mãi mãi là niềm tự hào, là biểu tượng cho hào khí quật cường và tinh thần bất khuất của đất và người Nam Bộ. Ngày 23/7/2014, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2477 xếp hạng mộ Ông Đỗ Tường Phong là di tích cấp tỉnh.

Năm 1878, sau khi chiếm Tầm Vu, đàn áp các phong trào khởi nghĩa, khu vực chợ Tầm Vu trước đình Tân Xuân là nơi thực dân Pháp tiến hành nhiều vụ giết hại nghĩa quân để đe dọa, trấn áp tinh thần yêu nước của nhân dân. Trong đó, có các nghĩa quân chống Pháp và thủ lĩnh trong phong trào Thủ Khoa Huân, như Đỗ Tường Phong và Đỗ Tường Tự. Từ sau những vụ giết hại trên, để tránh sự cản trở, cấm đoán của chính quyền thực dân, nhân dân Tầm Vu tung tin “loạn cô hồn dậy dẹp chợ”, không buôn bán được, cần phải cúng tế, để làm lễ chay đàn cúng tế cô hồn, chiến sĩ trận vong, để thể hiện tình cảm và tỏ lòng kính trọng đối với những người nghĩa khí, nhân dân lập đàn cúng chay gọi là lễ trai đàn, một nghi thức cúng tế của Phật giáo để cầu siêu cho các các vong linh, cầu an, đem lại bình yên cho làng xóm, thời bấy giờ. Sinh ra trong cảnh nước mất nhà tan, Ông Đỗ Tường Phong kế thừa tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm tham gia vào hàng ngũ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược do Trương Định lãnh đạo ở Tân Hòa, Gò Công từ năm 1859. Năm 1864, căn cứ Tân Hòa thất thủ, phong trào khởi nghĩa của Trương Định thất bại, Ông ra Huế nhận một chức quan để đợi thời cơ về Nam đánh Pháp. Năm 1872, Ông bí mật trở về tham gia cuộc khởi nghĩa do Ông Thủ Khoa Huân lãnh đạo.

Sau cuộc khởi nghĩa của Thủ Khoa Huân thất bại năm 1875. Ông Đỗ Tường Phong và ông Đỗ Tường Tự quyết tâm nối tiếp ngọn cờ kháng chiến của Thủ Khoa Huân, năm Mậu dần (1878), sau khi chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết, hai Ông làm lễ xuất quân ở ruộng cây keo (nay thuộc ấp Vĩnh Xuân, xã Dương Xuân Hội) rồi tiến đánh đồn Bình Cách. Sau đó, nghĩa quân về căn cứ Long Trì - Bình Cách và tập kích các đồn Pháp trong vùng, tuy nhiên, do lực lượng còn nhỏ, yếu so với địch, chiến đấu đơn độc, không có lực lượng tiếp ứng, nên nghĩa quân nhanh chóng thất bại khi thực dân Pháp đem quân đàn áp. Sau thất bại ở Bình Cách - Long Trì, Ông Đỗ Tường Phong tạm lánh về Tân Hương - Mỹ Tho rồi bị Pháp bắt đem về Bình Lập (nay thuộc thành phố Tân An) nhiều lần địch đem chức tước ra khuyến dụ nhưng ông vẫn giữ lòng trung kiên, bất khuất, khẳng khái chối từ. Ngày 29 tháng tư năm Mậu Dần (1878), Pháp xử chém ông tại nghĩa địa Tân An (nay thuộc phường 7, Thành phố Tân An). Trước khi bị xử tử, ông còn ngâm một bài thơ nói lên khí tiết của người yêu nước “Thà chịu chết chứ không đầu hàng, không làm tay sai cho giặc” ,sau đó gia đình họ Đỗ đem ông về an tang ở thôn Bình Trị (nay thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An).

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
THƯ VIỆN ẢNH